BA GIAI ĐOẠN TÂM LINH - CHÂN LÝ và THÁNH THỂ

24-07-2020 1,149 lượt xem

Từ lúc Nguyên Tổ sa ngã tới nay, con người đã có cách nhìn tối tăm về thế giới, về thực tại, về sự thật, về Thiên Chúa. Chúng ta đã hiểu sai ý nghĩa của cuộc sống con người, vai trò của chúng ta trong trật tự được tạo ra và nguồn gốc của chúng ta. Con người được tạo nên giống Thiên Chúa, được ban cho cái nhìn thoáng qua về Thiên Chúa mỗi khi chúng ta thấy người khác – hàng xóm, vợ chồng, cha mẹ, con cái, bạn bè... Hình ảnh mà Thiên Chúa đã “đóng dấu” nơi các thụ tạo của Ngài đó chính là vương miện của sự sáng tạo, nhưng nó đã bị biến dạng và hư hỏng vì tội lỗi. Do đó, cách nhìn của chúng ta về con người tự nhiên và của chính Thiên Chúa đã bị biến dạng và hư hỏng. Vì thế, với tầm nhìn bị che khuất, chúng ta nhìn nhau không còn thấy giống như Chúa.

Tội lỗi, suy nghĩ, lời nói và hành động xấu xa thường xuyên của chúng ta tuôn ra từ một trái tim sa ngã, phải được thanh tẩy và làm sạch, để con mắt tâm trí nhìn thế giới, người lân cận và Đấng Tạo Hóa một cách trọn vẹn theo đúng sự thật. Chỉ khi đó chúng ta mới nếm thử Thiên Đàng và tham gia vào đời sống thiêng liêng của Thiên Chúa; và chỉ lúc đó chúng ta mới hiệp nhất với Thiên Chúa và với nhau trong sự hiệp thông của các thánh bắt đầu từ cuộc sống này và tiếp tục vào cõi vĩnh hằng.

Sâu thẳm trong dòng sông truyền thống, được chia sẻ bởi cả Giáo hội Đông phương và Tây phương, sự sống tâm linh trong Chúa Kitô có ba giai đoạn phát triển: thanh lọc tâm hồn, soi sáng thiêng liêng, và kết hiệp với Chúa – theo Hy ngữ là: Catharsis, Theoria và Theosis. Dưới đây là cách mô tả ba giai đoạn này. Mặc dù công việc bình thường của Thiên Chúa trong đời sống tâm linh của chúng ta không ngừng đưa chúng ta từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, nhưng Ngài cũng cho chúng ta cảm nghiệm các trạng thái vượt qua giai đoạn hiện tại của chúng ta trong tình yêu và sự khôn ngoan vô tận của Ngài.

CATHARSIS – THANH LỌC TÂM HỒN

Trái tim con người nhiễm tội lỗi, thói quen tội lỗi, bắt đầu từ tuổi trẻ và hành hạ chúng ta tới lúc xuống mồ. Theo truyền thống Hy Lạp, từ ngữ cho các tội quen phạm này là “đam mê.” Khi đam mê tội lỗi bắt nguồn từ trái tim, người ta bị di chuyển theo mọi cách hướng tới sự tham lam, đố kỵ, giận dữ, ham muốn và kiêu căng, dường như không thể hoặc không muốn bị di chuyển bởi những kích thích trung lập về mặt đạo đức trong cuộc sống hằng ngày. Nói cách khác, người bị ảnh hưởng bởi niềm đam mê tham lam sẽ xem thời gian, năng lực, hàng xóm và kỹ năng của mình, không gì khác hơn là có được của cải. Người đó sẽ nhìn thấy mọi cơ hội để làm giàu trong khi lại bỏ qua mọi cơ hội để yêu thương gia đình, người nghèo, hoặc Thiên Chúa.

Tương tự, người bị ảnh hưởng bởi niềm đam mê đố kỵ sẽ nhìn vào mọi thành công về vật chất, xã hội và đạo đức của người hàng xóm với thái độ khinh bỉ, tìm cách phá hoại vận may của họ bằng ý nghĩ, lời nói và hành động của mình. Người này sẽ nhìn vào sự giàu có của người hàng xóm và ngay lập tức chuyển sang những suy nghĩ về sự vô ơn đối với sự thiếu thốn của cải của mình. Hoặc người đó sẽ nhìn vào lời khen ngợi dành cho hàng xóm của mình về công việc tốt đẹp, đáng quý, và tìm cách vạch lá tìm sâu. Các đam mê xấu này thúc đẩy con người hướng tới những lời nói và hành động tội lỗi đến nỗi trở thành bản chất thứ hai, bản chất sa ngã.

Để tách trái tim con người khỏi những đam mê, quá trình thanh tẩy bắt đầu với điều mà Thánh Theophan ẩn tu gọi là “nhận thức đầy ân sủng.” Tôi không thể thực hiện công lý giảng dạy này bằng những từ ngắn gọn này. Tội nhân bước đi suốt cuộc đời trong giấc ngủ tinh thần, không thể nhận biết thực tế nguy hiểm của cuộc sống độc ác của mình, bị mắc kẹt trong mạng lưới đam mê, loại đam mê xơ cứng trong tâm hồn suốt nhiều năm, nhưng cũng bị cuốn vào mạng lưới đam mê của mọi cá nhân trong cả thế giới này. Ân sủng đi vào trái tim họ. Một lưỡi gươm đâm vào cuộc sống nội tâm của người đó. Họ nhận ra rằng cả cuộc đời mình cứ theo đuổi tội lỗi, đó là cuộc sống phù phiếm và bị cuốn theo chiều gió. Toàn bộ tầm nhìn về thế giới và toàn bộ cuộc sống của họ tan vỡ ngay lập tức, rồi tỉnh mộng. Bây giờ bắt đầu ăn năn, họ vứt bỏ mọi xiềng xích không cho họ hiệp thông với Thiên Chúa, buông mình ra khỏi mạng lưới đam mê rộng lớn toàn cầu.

Khi tội nhân dấn thân vào công việc cần thiết, với sự giúp đỡ của ơn Chúa, để thanh tẩy tâm hồn khỏi tội lỗi, các đam mê dần dần bắt đầu mất sức kìm kẹp đối với tâm hồn. Điều đó như thể những đám mây làm tối tầm nhìn của họ bắt đầu tách ra, ánh sáng chiếu qua và họ nhìn thấy chính mình, thế giới, người hàng xóm và Thiên Chúa một cách rõ ràng hơn: “Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.” (Mt 5:8)

THEORIA – SOI SÁNG THIÊNG LIÊNG

Khi tâm hồn trở nên thuần khiết, người ta có thể nhìn thấy, qua việc suy niệm và chiêm niệm, thực tế của đời sống nội tâm, thế giới xung quanh và chính Thiên Chúa. Một phần của trái tim con người nhận thức thế giới không còn bóp méo và vặn vẹo mọi thứ nó nhìn thấy, nghe thấy, chạm vào và suy nghĩ. Trong Kinh Thánh, người phụ nữ được soi sáng hiểu lời như Chúa muốn chúng ta hiểu chúng hơn là theo lý luận của con người, hoặc thậm chí là lý luận tối tăm. Khi tham dự Thánh Lễ hoặc Phụng Vụ Thánh, tâm trí thâm nhập vào các mầu nhiệm bí tích, sức mạnh, ý nghĩa của những lời cầu và nghi lễ. Khi tâm hồn trong sạch và thoát khỏi những đam mê, nó nhìn sâu vào trật tự được tạo ra và nhận biết Đấng Tạo Hóa.

Nếu được soi sáng, người ta có thể nhìn vào các vật thể trung lập về mặt đạo đức trên thế giới và thấy chúng như thật, hoặc như Chúa muốn chúng được nhìn thấy, hơn là phương tiện để thực hiện đam mê của chính mình. Ví dụ, nếu một người tham lam nhìn thấy vàng, ngay lập tức họ sẽ coi đó là cơ hội để tích trữ, hoặc để đổi lấy thứ gì đó mang lại niềm vui lớn hơn. Người được soi sáng sẽ xem vàng là cơ hội để trang trí và làm đẹp nhà của Chúa, hoặc là cơ hội để giúp đỡ người nghèo. Một ví dụ khác, nếu một đàn ông dâm đãng nhìn thấy một phụ nữ xinh đẹp, lòng họ sẽ khao khát cô ấy, thậm chí có thể tìm cách “sử dụng” cô ấy cho thỏa lòng. Nhưng, nếu một người được soi sáng cũng nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, họ sẽ tôn vinh Thiên Chúa vì Ngài đã khéo léo sáng tạo. Người đó sẽ nhìn thấy thực thể và phẩm giá của người phụ nữ được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa, với tất cả vinh quang và danh dự.

Tiếng Hy Lạp gọi giai đoạn này là “theoria,” liên quan “cách nhìn,” và từ ngữ hiện đại của chúng ta là “theory” – thuyết, học thuyết, lý thuyết, nguyên lý. Theo tôi, khả năng nhìn thế giới, hàng xóm và Thiên Chúa, với sự rõ ràng trong cách nhìn là khía cạnh thiết yếu để trở thành một khoa học gia giỏi. Vì thế, tôi lập luận rằng, nếu một khoa học gia hoàn thành ơn gọi của mình thì phải tham gia vào việc thanh lọc tâm hồn khỏi những đam mê. Thật vật, bất kỳ đàn ông hay phụ nữ nào tìm kiếm hoặc cần có cái nhìn khách quan về lĩnh vực của mình đều phải tham gia vào việc thanh lọc tâm hồn mình.

THEOSIS – KẾT HIỆP VỚI CHÚA

Cuối cùng, giai đoạn thứ ba được gọi theo Hy ngữ là “theosis.” Riêng tôi không chắc giai đoạn này như thế nào hoặc trải nghiệm ra sao, nhưng tôi tin rằng nhiều vị thánh trong Giáo Hội đã trải nghiệm giai đoạn kết hợp với Thiên Chúa trêng thế gian này. Thánh Gioan xác định: “Thiên Chúa là tình yêu.” (1 Ga 4:8 và 16) vì vậy những người trải qua giai đoạn này được trở nên hoàn hảo trong tình yêu. Khi trạng thái trái tim của con người và cả cuộc sống là một dạng tình yêu hoàn hảo, họ thực sự nếm thử Thiên Đường ngay trên đời này. Sau đó, theosis trở thành sự phát trưởng không ngừng hướng tới sự kết hiệp sâu sắc hơn với Thiên Chúa. Sự tương đương đẹp đẽ mà tôi đã nghe để giải thích giai đoạn này trong đời sống tâm linh là thế này: khi thợ rèn giữ miếng sắt ở trong lò, miếng sắt nóng và đỏ, nó mang thuộc tính của lửa, nhưng sắt vẫn là sắt. Tương tự, khi trái tim được thanh tẩy khỏi những đam mê, cuộc sống được dành để nhìn vào những bí ẩn của thế giới và của Thiên Chúa, con người phát triển hướng đến tình yêu hoàn hảo, người đó giống như miếng sắt được đặt trong lò, nên giống Thiên Chúa, nhưng vẫn là con người.

Chúng ta có thể tiếp tục phát triển trong đời sống tinh thần bằng tình yêu, cầu nguyện, khiêm tốn và tự chủ.

Thomas a. Moses - Trầm Thiên Thu chuyển ngữ

Source: catholicexchange

CHÂN LÝ và THÁNH THỂ

Một ý nghĩ thế này: Sự mặc khải và sự nhận biết đạo đức về sự thật của Chúa. Cộng đồng với người khác có ý nghĩa gì? Trên hết, điều đó đòi hỏi sự trao đổi lẫn nhau thực sự, tôn trọng con người của họ, lòng tin, lòng trung thành, sự đoàn kết và cùng với sự tôn kính được gọi là tình bạn hoặc tình yêu. Một liên minh như vậy vượt qua những gì chỉ là vật chất hoặc tinh thần. Bởi vì nó dựa trên ý chí, có khả năng sống sót qua những nghịch cảnh mà tất cả các sinh vật được phơi bày. Nhưng cộng đồng còn có một yếu tố khác: chia sẻ sức mạnh, sự huy hoàng, chiều sâu quan trọng của nhau; khả năng trải nghiệm với sự trực tiếp của sự cảm thông và yêu quý cuộc sống của người khác.

Những yếu tố của cộng đồng là thiết yếu và không thể thay thế, nhưng chỉ riêng họ vẫn không đủ. Mối quan hệ được thành lập trên chỉ riêng họ sẽ có một điểm mù. Giữa tôi và người khác cũng phải có sự thật. Bản chất của người đó phải được truyền đạt cho tôi. Tôi phải đánh giá cao sự độc đáo của họ, công việc và số phận của họ đối với cuộc sống, công việc và số phận của họ. Tôi phải bằng lòng với con người của họ và nhường chỗ cho họ trong cuộc sống của tôi. Tôi phải biết mình được họ xác nhận và chấp nhận. Sau đó, mối quan hệ của chúng tôi sẽ hoàn tất – không phải trước đây.

Toàn bộ quan điểm về việc tưởng niệm Chúa là sự hiệp thông như vậy. Không có sự hiệp thông trọn vẹn nào tồn tại hơn sự hiệp thông mà Chúa Kitô đã thiết lập giữa chính Ngài và những người tin vào Ngài. Chúa Kitô không chỉ là “sự sống” mà còn là :sự thật.” Ngài là Ngôi Lời hiện thân, sứ điệp của Thiên Chúa được viết bằng máu thịt. Sự tự hiến của Ngài là sự mặc khải, đón nhận Ngài là đón nhận sự thật.

Một lần nữa, chúng ta phải tham khảo “bài bình luận” đối với việc thiết lập Thánh Thể: bài giảng của Chúa Giêsu tại Ca-phác-na-um. Đám đông đã trải nghiệm sự kỳ diệu của những chiếc bánh, và họ nóng lòng mong đợi Ngài. Chắc chắn phần thưởng kỳ diệu của vương quốc của Đấng Cứu Thế sẽ được tỏ ra. Chúa Giêsu nói với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận.” (Ga 6:26-27)

Dân chúng không hiểu, nên Chúa Giêsu giải thích rõ ràng hơn: “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Mô-sê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực, vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian.” Họ liền nói: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy.” Đức Giêsu bảo họ: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” (Ga 6:32-35)

Ngài nói về sự sống của Ngài. Sự sống được nuôi dưỡng bởi bánh là chính Ngài. Nhưng làm thế nào bánh đó được trao ban và được lãnh nhận? Chúa Giêsu nói: “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài.” (Ga 6:37) Nói cách khác, điều đó sẽ được ban qua việc giao tiếp sống động với Ngài, Đấng là Chân Lý. Một mặt thông qua sự huy hoàng của tất cả những gì Ngài nói, Ngài làm và chịu đựng; một mặt thông qua việc chúng ta đến với Ngài, tin và thấy Ngài. Người ta thấy gì? Hình bóng thiêng liêng của Chúa, trong đó là sự phong phú của thế giới vô hình. Thánh Gioan nói: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.” (Ga 1:14) Sau đó, điều sẽ xảy ra là mặc khải chân lý qua Thiên Chúa và loài người chấp nhận chân lý thánh đó.

Rồi khái niệm thay đổi. Ngài nói lần nữa: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.” (Ga 6:51-52) Điều này quá mới lạ và chưa từng nghe chuyện kỳ cục như vậy. Chẳng phải chính Ngài đã lặp đi lặp lại rằng “bánh” là thịt sống của Ngài sao? Chỉ có cách ăn uống đó (nghĩa là về tinh thần) vẫn được che giấu một cách bí ẩn: “Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống.” (Ga 6:63) Chúa Giêsu đã gợi ý cho người nghe, nhưng họ từ chối.

Sự gắn kết của bài phát biểu như một tổng thể là điều rất quan trọng. Việc tưởng niệm Chúa Kitô là hành động chia sẻ chân thật giữa sự hiện hữu quan trọng này; đó không có nghĩa là “tâm linh hóa” vì đó là ăn uống thực sự, mặc dù trong tất cả phẩm giá, chiều rộng, sức mạnh và ý nghĩa của sự thật.

Tham dự Thánh Lễ nghĩa là nhận biết Đức Kitô là Ngôi Lời, Đấng Tạo Hóa, Đấng Cứu Chuộc. “Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Thầy.” Tưởng nhớ hay tưởng niệm ở đây không chỉ là “nhớ đến Ngài” mà còn có nghĩa là “nghĩ về chính Ngài, về bản thể của Ngài, Tin Mừng và số mệnh của Ngài; tất cả những điều đó là sự thật.” Không phải ngẫu nhiên mà hành động thiết yếu của Thánh Lễ được bắt đầu bằng Thánh Thư và Tin Mừng, vì mỗi bản văn thánh thiêng là manh mối đối với đặc tính của Chúa Kitô, là khía cạnh của tính cách hoặc sự thật của Ngài, một sự kiện nào đó trong cuộc đời Ngài thúc đẩy hiểu biết và chấp nhận. Mỗi điều là một tia sáng sự thật xuất hiện khi thánh hiến không còn bằng lời mà bằng sự hiện hữu thực sự của Ngài.

Điều quan trọng hàng đầu là chúng ta thấy mối quan hệ của Chân Lý với Thánh Lễ. Lòng đạo đức có xu hướng xao lãng sự thật. Không phải là lảng tránh hay tránh né, nhưng đáng chú ý là lòng đạo đức dễ dàng trượt vào cơn ảo mộng, tình cảm ủy mị và cường điệu. Truyền thuyết và sách đạo đức chỉ cung cấp chứng cớ thường xuyên và phá hủy điều này; thật không may là lòng đạo đức có xu hướng đánh mất chính mình vì chủ quan, trở nên mù quáng, khoa trương, phi tâm linh. Sự thật của Chúa không bao giờ là những thứ đó, không bao giờ sai tâm linh theo nghĩa hư ảo, không thật. Sự thật của Chúa là cách gọi khác của Chân Lý, vẫn thánh thiêng như chính Chúa Giêsu sống động đang bước đi trên trái đất này. Nhưng điều đó phải được soi sáng bởi Thần Khí, bởi Thánh Linh.

Chân Lý là điều cần thiết đối với sự đầy đủ của Thánh Lễ. Không đủ mức để nói thật rằng Thánh Lễ là trung tâm và sự mãn nguyện của đời sống Kitô hữu. Cũng phải nói rõ cách mà trung tâm đó có thể đạt tới và nội dung đó được chia sẻ. Điều này chỉ có thể khi mối quan hệ sống động của chân lý với Bí tích Thánh Thể được công nhận, và khi sự thật thấm vào mọi hành động của việc cử hành thánh.

Romano Guardini - Trầm Thiên Thu chuyển ngữ

Source:catholicexchange.com

Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, Legio Mariæ sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng legiomariævn.com của mình.

Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Đạo Binh Đức Mẹ, website: legiomariævn.com”.

Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Đạo Binh Đức Mẹ.