LADARÔ LÀ AI?

27-06-2018 3,766 lượt xem

Có hai người tên Ladarô trong Kinh Thánh. Ladarô thứ nhất là nhân vật trong câu chuyện Chúa Giêsu kể lại (Lc 16:19–31). Đó là Ladarô nghèo khó, có thể là vô gia cư, và là người ăn xin (c. 20). Ông thường đến nhà người giàu với hy vọng được ăn những miếng bánh vụn từ bàn tiệc rơi xuống. Cả người giàu và người nghèo đều chết, Chúa Giêsu cho biết rằng Ladarô được đưa vào lòng Áp-ra-ham, nơi nghỉ ngơi thanh thản, còn người giàu bị đưa vào âm phủ, nơi đau khổ vô cùng (cc. 22–23).

Một số học giả Kinh Thánh cho rằng Chúa Giêsu kể dụ ngôn đó là chuyện không có thật, không mang nghĩa đen. Tuy nhiên, Chúa Giêsu dùng các tên thật trong câu chuyện này, Ngài không giải thích câu chuyện, Ngài cũng không thêm bài học luân lý. Ngài để cho câu chuyện diễn tiến tự nhiên. Vì chi tiết này, câu chuyện về Ladarô nghèo khó và người nhà giàu có thể là câu chuyện thật, liên quan số phận thật của cả Ladarô và người nhà giàu. Vả lại, giáo huấn của Chúa Giêsu về thực tế Nước Trời và Hỏa Ngục đều rõ ràng. Ladarô trong câu chuyện của Chúa Giêsu không xuất hiện ở chỗ nào khác trong Kinh Thánh, chúng ta không biết đó là thời gian nào trong lịch sử – nếu Ladarô là nhân vật có thật.

Ladarô thứ hai cũng ở Bêtania, là em trai của Maria và Mácta. Ba chị em là môn đệ của Chúa Giêsu và được Ngài quý mến (Ga 11:5). Một lần nọ, có tin nhắn gấp từ Bêtania báo cho Chúa Giêsu: Anh bạn Ladarô bị bệnh, Maria và Mácta muốn Chúa Giêsu đến chữa lành cho anh ấy, vì anh ấy sắp chết. Lúc đó Chúa Giêsu làm cho các môn đệ và bạn bè cảm thấy rối trí. Ngài nói rằng bệnh đó không đến nỗi chết, nhưng là để vĩ đại Thiên Chúa (Ga 11:4). Chúa Giêsu còn ở lại đó hai ngày, rồi mới đi thăm Ladarô (cc. 5–6). Ngài đề cập Ladarô như người “đang ngủ” và bảo các tông đồ cùng đi đánh thức anh ấy (Ga 11:11). Khi Chúa Giêsu đến nơi thì Ladarô đã chết rồi.

Các môn đệ cho rằng Chúa Giêsu không đi thăm Ladarô trước vì Ngài biết Ladarô sẽ không sao, thế nên họ nói: “Thưa Thầy, nếu anh ấy yên giấc được, anh ấy sẽ khoẻ lại” (Ga 11:12). Rõ ràng họ nghĩ về giấc ngủ thể lý. Nhưng Chúa Giêsu lại bảo rằng Ladarô đã chết, và họ cùng đi gặp anh ấy (c. 14). Ông Thomas bày tỏ nỗi bối rối thất vọng của các tông đồ bằng cách nói: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy!” (c. 16) – miền Bêtania là nơi có rất nhiều người ghét Chúa Giêsu (c. 8).

Khi đến nhà Ladarô ở Bêtania, họ thấy Maria và Mácta rất buồn. Ladarô đã được an táng bốn ngày. Chúa Giêsu không đến giúp họ. Họ bối rối và thất vọng, nhưng niềm tin vào Chúa Giêsu vẫn nguyên vẹn (Ga 11:17–36). Mọi sự trở nên rõ ràng khi Chúa Giêsu làm điều bất ngờ: Ngài đến bên mộ Ladarô và cho người chết sống lại (cc. 43–44).

Toàn cảnh về bệnh tật, cái chết và sự sống lại của Ladarô chỉ là để vinh danh Thiên Chúa và gia tăng đức tin nơi những người theo Chúa Giêsu, như Chúa Giêsu đã nói khi nghe Ladarô bị bệnh. Trước khi cho Ladarô sống lại, Chúa Giêsu đã cầu nguyện: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con. Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con” (Ga 11:41–42). Lời cầu của Chúa Giêsu đã được đáp lại: Ladarô sống lại, “trong số những người Do Thái đến thăm cô Maria và được chứng kiến việc Đức Giêsu làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người” (c. 45).

Khi Chúa Giêsu gọi, Ladarô đã ra khỏi mồ – sống lại và khỏe mạnh chứ không yếu đuối, ngấp ngoải hoặc nửa sống nửa chết. Đó là quyền năng của Đức Kitô. Kinh Thánh không cho biết về kinh nghiệm chết của Ladarô bốn ngày ở trong mồ.

Sau khi Ladarô sống lại, các thượng tế và nhóm Pharisêu âm mưu giết Ngài, và rồi họ quyết định giết cả Ladarô nữa, bởi vì có quá nhiều người chứng kiến phép lạ đã tin vào Chúa Giêsu (Ga 12:10–11). Kẻ thù của Đức Kitô không thể phủ nhận phép lạ đó, nhưng họ muốn hủy bỏ chứng cớ bằng cách giết người diệt khẩu – trong trường hợp này, Ladarô là nhân chứng sống. Nhưng họ không thể ngăn cản sự thật lan truyền mau chóng: “Một đám đông người Do-thái biết Đức Giêsu đang ở đó. Họ tuôn đến, không phải chỉ vì Đức Giêsu, nhưng còn để nhìn thấy anh Ladarô, kẻ đã được Người cho sống lại từ cõi chết” (Ga 12:9).

TRẦM THIÊN THU chuyển ngữ từ https://www.gotquestions.org/Lazarus-in-the-Bible.html

SỰ THẬT CỦA KINH THÁNH

Chúa Giêsu đã xác định: “Trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành” (Mt 5:18).

Theo truyền thống Kitô giáo, con tàu của ông Nô-ê đã bị mắc kẹt trên núi Ararat – ngọn núi cao nhất trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, đỉnh cao nhất là 5.137m so với mực nước biển.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công nhận vật thể hình chiếc tàu trên ngọn núi Ararat tại độ cao 2.000m ấy chính là con tàu của ông Nô-ê. Khu vực này trở thành công viên quốc gia, báu vật quốc gia của họ. Đây là một trong những phát hiện lịch sử học và khảo cổ học vĩ đại nhất, cho thấy rằng ĐẠI HỒNG THỦY VÀ CON TÀU NÔ-Ê LÀ SỰ THẬT.

Toàn bộ trái đất khi ấy đã được che phủ bằng nước vài km chiều cao. Nước dâng lên cao hơn cả những đỉnh núi cao nhất, vào ngày 17 tháng 2, mưa 40 ngày đêm và nước dâng lên liên tục trong 157 ngày.

Trước đó, vì muốn lưu lại con người và giống vật để phát triển một nhân loại mới sau thảm họa, Thần đã phán truyền cho ông Nô-ê: “Ngươi sẽ làm tàu thế này: chiều dài một trăm năm mươi thước, chiều rộng hai mươi lăm thước, chiều cao mười lăm thước. Ngươi sẽ làm một cái mui che tàu, và đặt mui cách phía trên tàu nửa thước. Cửa tàu, ngươi sẽ đặt ở bên hông; ngươi sẽ làm tầng dưới, tầng giữa rồi tầng trên” (St 6:15-16).

Ngoài ra, Thần cũng hướng dẫn ông Nô-ê cách thức để sinh tồn và bảo tồn giống động thực vật trong tàu: “Trong mọi sinh vật, mọi xác phàm, ngươi sẽ đưa vào tàu mỗi loại một đôi, để giữ cho chúng sống với ngươi; phải có một con đực và một con cái. Trong mỗi loại chim, mỗi loại gia súc, mỗi loại vật bò dưới đất, mỗi loại một đôi sẽ đến với ngươi, để ngươi giữ cho chúng sống. Phần ngươi, hãy lấy mọi thứ ăn được và tích trữ cho mình; đó sẽ là lương thực của ngươi và của chúng” (St 6:19-21).

Các “huyền thoại” Kinh Thánh của Đại Hồng Thủy đã đồng thời được đề cập trong các tài liệu lưu trữ của các dân tộc khác nhau, bao gồm cả người Hindu, người Sumer, người Hy Lạp, các Acadians, người Trung Quốc, các Mapuches, các Mayas, người Aztec và người dân trên đảo Phục Sinh.

Trong tất cả những câu chuyện này, các chi tiết giống nhau một cách đáng ngạc nhiên. Đều là đã có cảnh báo từ các Thần về việc phải xây dựng một chiếc tàu, để có thể sống sót qua cơn Đại Hồng Thủy và để phục hồi sau đó sự sống trên hành tinh. Nhưng loài người đa phần cười không tin. Duy nhất chỉ có Nô-ê tin nghe và làm theo lời dặn của Thần.

Sử thi Gilgamesh (niên đại ít nhất 2660 năm trước) có ghi rằng đỉnh núi Nisir là nơi an nghỉ của con tàu huyền thoại: Tên gọi hiện nay là núi Nasar.

Cổ thư Houd Sura 11:44 (thuộc bộ sách Koran) ghi: “Con tàu đến an nghỉ trên ngọn Al-Judi, và nghe thấy một giọng nói: “Những kẻ xấu ác đều đã chết”: Thực tế hoàn toàn chính xác. Ngọn Al-Judi chính là nơi ban đầu con tàu nằm, trước khi bị dòng bùn cổ cuốn trôi xuống vị trí hiện nay.

Cổ thư Genesis 8:4-5 (Sáng Thế) ghi: “Và con tàu yên nghỉ vào tháng thứ 7, ngày 17 tháng ấy, trên dãy núi Ararat. Và nước rút liên tục cho đến tháng thứ 10: vào tháng thứ 10, ngày đầu tiên tháng ấy, [con tàu] được trông thấy trên đỉnh của các ngọn núi ấy”. DỮ LIỆU HOÀN TOÀN CHÍNH XÁC.

Video: Con tàu Noah và trận đại hồng thủy trong lịch sử loài người 

Nguồn: Đài Phát Thanh - Truyền Hình Hậu Giang

Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, Legio Mariæ sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng legiomariævn.com của mình.

Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Đạo Binh Đức Mẹ, website: legiomariævn.com”.

Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Đạo Binh Đức Mẹ.