6 điều con bạn sẽ học khi bạn bỏ lễ ngày Chúa nhật
Khi làm cha mẹ, người ta sẽ sớm nhận ra con cái của họ tiếp thu mọi điều họ làm và nói. Tôi nhớ lần đầu tiên đứa con hai tuổi của mình thở dài và nói rằng: “Ôi trời ơi. Con thực sự không thể làm được.” Giọng điệu và cách diễn đạt của nó giống hệt tôi. Đôi khi chúng ta phải duyệt xét lại những thiếu sót nơi mình khi nhận thấy những lời nói và hành động của con mình diễn tả những thiếu sót ấy.
Gần đây, tôi có tham dự một Nghi Thức Rửa tội. Hôm đó, vị linh mục nhắc nhở mỗi người tham dự về hành động của từng người sẽ là cách thức mà đứa trẻ đó sẽ nhận biết Thiên Chúa và đáp trả Ngài. Nếu đứa trẻ chứng kiến chúng ta cầu nguyện, em sẽ nhận biết rằng cầu nguyện là việc rất quan trọng. Nhưng nếu đứa trẻ đó chưa bao giờ thấy bất kỳ ai trong cuộc sống của em đã từng cầu nguyện với Thiên Chúa, thì em sẽ hiểu rằng cầu nguyện không có gì cần thiết cho em.
Mặc dù không ai trong chúng ta hoàn hảo nhưng chúng ta có trách nhiệm trước hành vi của mình vốn dĩ chúng sẽ là khuôn mẫu mà con cái của chúng ta sẽ noi theo. Nhiều đứa trẻ học hỏi từ những điều chúng ta làm, cũng như những gì chúng ta không làm. Khi chúng ta không xem Thánh Lễ Chúa Nhật như là một ưu tiên trong cuộc sống, thì điều này sẽ là một minh chứng hùng hồn về tầm quan trọng của đức tin và cuộc sống cho con cái chúng ta.
MỜI XEM THÊM: YÊU THƯƠNG KHI TRẺ BƯỚNG BỈNH
6 ĐIỀU CON BẠN SẼ HỌC KHI BẠN BỎ LỄ NGÀY CHỦ NHẬT
1/ Thiên Chúa là quan trọng, nhưng không quan trọng bằng ...
Thật tuyệt vời nếu tôi kết hiệp với Thiên Chúa! Nhưng chỉ khi điều này thuận tiện với tôi thôi! Bóng đá, ngủ và … (hãy điền thêm chọn lựa khác) quan trọng hơn nỗ lực ở với Chúa một giờ mỗi tuần.
2/ Chúa thực sự không có ý định trong những điều Ngài đã nói.
Vâng, điều răn thứ ba nói về việc giữ ngày Chúa Nhật, nhưng Chúa có hiểu được tôi bận rộn như thế nào không, hay Ngài có biết tôi có bao nhiêu đứa con không, hay tôi đã làm việc mệt mỏi như thế nào không. Thế nên, tôi quyết định đặt cuộc sống của mình lên những gì Chúa thực sự mong muốn qua giới răn này và tất cả các điều răn khác. Điều này sẽ xảy ra là chúng ta sẽ lựa chọn giới răn nào mà chúng ta muốn theo mà thôi.
3/ Giáo hội không thực sự mong đợi chúng ta cứng nhắc vào các Giáo Huấn
Vâng, Giáo Hội có điều răn về việc dâng lễ ngày Chúa Nhật, nhưng Giáo hội có hiểu được tôi bận rộn như thế nào không hoặc tôi có bao nhiêu đứa con hay tôi đã mệt mỏi như thế nào hay không. Vì thế, tôi quyết định đặt cuộc sống của mình lên những điều Giáo hội thực sự mong muốn qua điều răn này.
4/ Thánh lễ phải là tất cả đối với tôi và tôi nhận được gì.
Chúng ta tham dự Thánh Lễ theo ý mình mà dường như quên mất việc tham dự Thánh Lễ còn xây dựng Giáo hội. Giáo xứ của bạn có thể cần bạn trở thành thầy đọc sách, hát trong ca đoàn hoặc dâng lễ vật trong thánh lễ. Hãy nhìn về gia đình bạn khi tham dự lễ Chúa Nhật có trở nên một món quà niềm vui cho một cụ cao niên và cô quạnh hay không. Có rất nhiều lý do khiến cộng đồng đức tin của chúng ta đến cùng nhau trong việc thờ phượng Chúa.
5/ Khi mọi thứ khó khăn và nhàm chán thì tôi chẳng cần phải làm chúng.
Nếu chúng ta không dự Thánh Lễ và nói với con cái mình: “Thánh Lễ nhàm chán” hay “chúng ta chẳng được nhận gì từ nó,” thì những đứa trẻ hiểu rằng chúng ta chỉ làm những điều vui thích và thú vị thôi. Điều này chẳng hề đúng về phương diện đức tin và cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hầu hết mọi người thấy việc trả thuế chẳng vui vẻ hay thích thú gì nhưng chúng ta vẫn phải làm đấy thôi.
6/ Nghi ngờ sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể và các Ân sủng mà ta lãnh nhận Ngài.
Nếu bạn thực sự tin rằng Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể và Ngài đến với chúng ta trong mỗi Thánh Lễ Chúa Nhật thì điều gì khiến bạn xa cách Ngài? Tại sao bạn không muốn lãnh nhận những ân sủng Ngài ban tặng ngang qua món quà siêu vượt này?
Giáo lý dạy rằng “Bí tích Thánh Thể là tâm điểm và là đỉnh cao của đời sống Giáo hội, vì trong đó, Chúa Kitô liên kết với Giáo hội của Ngài và mọi chi thể Giáo hội cùng với hy lễ ca ngợi và tạ ơn của Ngài dâng lên Chúa Cha chỉ một lần trên thập giá là đủ; nhờ vào hy lễ này Ngài tuôn đổ những ân sủng cứu chuộc trên Thân Thể của mình vốn là Giáo hội.”
Là bậc cha mẹ, tôi hoàn toàn hiểu biết những khó khăn khi đưa con đi tham dự Thánh Lễ. Thường khi Thánh Lễ kết thúc, tôi cảm thấy như mình vừa trải qua một trận đấu vật. Cho dù tôi có lập kế hoạch và chuẩn bị bao nhiêu đi nữa, thì vẫn có những ngày đứa trẻ chẳng giống các thiên thần chút nào.
Đó là một trận chiến. Nhưng, trận chiến thì phải chiến đấu. Không có nơi nào tốt hơn để mang con cái mình hơn là đặt chúng dưới chân của Chúa Giêsu. Không có bài học nào tốt hơn để dạy cho chúng hơn là Luôn Luôn đặt Thiên Chúa lên hàng đầu. Thế nên, sẽ không có bất cứ điều gì trong cuộc sống của chúng ta hoặc khó khăn nào ngăn cản chúng ta tham dự Thánh lễ.
Hãy đoán xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đợi đến ngày có thể đưa con mình đến tham dự Thánh lễ khi chúng biết hành xử đúng đắn hay bạn không còn bận rộn nữa ? Điều không thể xảy ra.
Satan sẽ luôn cho chúng ta một cái cớ để bỏ lỡ việc cử hành phút giây cầu nguyện thiêng liêng nhất đó mà chúng ta đang có trên trần thế này. Nhưng Chúa sẽ luôn ban cho chúng ta những ân sủng để đáp lại bằng một ‘Lời Xin Vâng’ khi chúng ta cầu xin Ngài trợ giúp.
Gia đình của chúng ta cần kiên trì cùng nhau tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Hãy tin tôi đi ! Những phước lành và ân sủng của Chúa ngang qua lối kỷ luật này sẽ biến đổi cuộc sống gia đình bạn một cách mạnh mẽ.
Nguồn: https://catholic-link.org/children-mass-sundays/
Chuyển ngữ: Giuse Nguyễn Xuân Tọa, S.J.
CỦNG CỐ ĐỨC TIN CHO GIỚI TRẺ
Một người mẹ than: “Tôi không thể hiểu được! Tôi đã cho nó đi học trường Công giáo 12 năm mà thậm chí bây giờ nó không thèm đi nhà thờ!”.
Nếu tôi có tiền mỗi lần người cha hoặc người mẹ nói những từ này (thay thế từ “giáo dục tôn giáo” cho từ “trường học Công giáo”) thì tôi sẽ thất nghiệp mà có lợi. Khi một số cha mẹ không thể chăm sóc, thậm chí là không chú ý, đa số các cha mẹ và ngay cả ông bà cũng ngạc nhiên thấy con cháu mình, nhất là độ tuổi 16-22, có vẻ muốn từ bỏ di sản của mình là đức tin Công giáo.
Tôi có hơn 40 năm làm giáo viên và giáo lý viên, đó là những gì tôi biết ở giới trẻ đã động viên tôi đưa ra vài lời khuyên đối với các giáo viên, các giáo lý viên, các bậc ông bà và cha mẹ. Trong khi không có gì đảm bảo rằng con cháu chúng ta vẫn gần gũi với đức tin Công giáo, vẫn có vài cách tốt để trau dồi đức tin của chúng – và những điều chân thật quan trọng để chúng nhớ:
1. CHẤT VẤN LÀ CHUYỆN BÌNH THƯỜNG
Có lúc người lớn chúng ta cố gắng hiểu (và có thể cố gắng nhớ) rằng chất vấn trước đây khiến cho niềm tin là một phần trong quá trình trưởng thành.
2. HỌC HỎI QUA KINH NGHIỆM
Giới trẻ cho những kinh nghiệm là “khủng khiếp”. Vì ông bà và cha mẹ có thể xây dựng trong những khoảnh khắc đó để thúc giục con cháu chú ý tới những kinh nghiệm thực sự khủng khiếp để tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của sự thánh trong cuộc sống hằng ngày, dù các lý do đó khiến một người đạo đức, dân kỹ thuật, một đứa bé, hoặc bất kỳ thứ gì có ấn tượng hay không. Tâm linh Công giáo phát triển trên sự khủng khiếp và kỳ diệu, những điều khủng khiếp và kỳ diệu hằng ngày dẫn chúng ta vào các bí tích một cách tự nhiên.
3. HÃY BIẾT RẰNG SỰ THẬN TRỌNG CỦA GIÁO HỘI LÀ CÁCH ĐÁP LẠI CON CHÁU CỦA CHÚNG TA KHI CHÚNG BỊ THẤT VỌNG VÌ CÁC THẦN TƯỢNG
Căn cứ vào những sự phản bội thường xuyên của những có vẻ tốt đó, chúng nghe nói về các phương tiện truyền thông, có thể hiểu rằng chúng không thể tự động tin và tôn trọng các anh hùng – các thánh và những người thánh thiện – chúng ta đặt ra trước mặt chùng. Những vụ bê bối mới đây trong giáo hội cũng làm cho người trẻ – kể cả những người lớn – nghi ngờ các giáo sĩ và những người làm việc trong các bộ của giáo hội. Không lạ gì chúng nghi ngờ khi chúng ta nói với chúng: “Hãy tin tôi, đây là sự thật”. Chúng ta cần tránh kiểu nói: “Vì giáo hội nói vậy” hoặc “Vì tôi nói vậy”, thay vì thế hãy giúp chúng hiểu tại sao chúng ta tin những gì chúng ta làm, và tại sao chúng ta yêu mến giáo hội mặc dù giáo hội vẫn có những bất toàn.
4. HÃY BIẾT RẰNG CHA MẸ LÀ NHỮNG NGƯỜI ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT ĐỐI VỚI CON CÁI
Gương sáng của cha mẹ là khí cụ mạnh nhất mà chúng ta phải giúp giữ Thiên Chúa và tôn giáo trong đời sống của con cái. Tôi tin rằng việc thảo luận về đức tin, về vị trí giáo hội, về việc thờ phượng và cầu nguyện, về vị trí của Thiên Chúa trong các vấn đề luân lý, đạo đức và các mối quan hệ nên ở trong phạm vi kinh nghiệm gia đình. Tôi luôn cảm thấy rất gần gũi với các học trò của tôi khi chúng tôi chia sẻ những câu chuyện về đức tin, đó là những lúc an ủi duy nhất vì biết Thiên Chúa yêu thương chúng ta, hoặc là những lúc bình an và hy vọng nhờ Thiên Chúa, Đấng chỉ muốn những điều tốt nhất cho chúng ta.
Không cha mẹ nào muốn bày tỏ kinh nghiệm đó cho giáo viên, đó là quyền ưu tiên của cha mẹ. Cha mẹ có thể cảm thấy thoải mái kể những câu chuyện riêng bản thân vì con cái sẽ biết tầm quan trọng của mối quan hệ cá nhân với Thiên Chúa. Trong lúc khó khăn, việc cha mẹ tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa giúp an ủi con cái và giúp chúng hiểu rằng làm người lớn nghĩa là làm cho Thiên Chúa hữu hình và có thể đạt tới.
5. ĐỪNG NGẠI HỎI CÁC GIÁO VIÊN VÀ CÁC GIÁO LÝ VIÊN VỀ CÁCH TRẢ LỜI ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VÀ TÂM LINH
Mối quan hệ giữa cha mẹ và chương trình giáo dục tôn giáo của giáo xứ hoặc trường học Công giáo nên hợp tác với nhau. Cha mẹ nên cảm thấy thoải mái tận dụng khi có “cơ hội giáo dục”. Các giáo viên được đào tạo về các giai đoạn phát triển của trẻ em, và nên giúp đỡ các bậc cha mẹ góp các câu hỏi, mối bận tâm, và các vấn đề trước khi sự cố xảy ra minh nhiên.
6. KHUYẾN KHÍCH VAI TRÒ CỦA ÔNG BÀ TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI TRẺ
Tôi tin rằng có sự kỳ diệu trong việc cách quãng một thế hệ. Ông bà có viễn cảnh giáo dục cha mẹ của thiếu niên và biết quan ngại rằng cha mẹ là nguyên nhân và có kinh nghiệm. Đối với nhiều người trẻ, ông bà là những người có thể có uy tín và có thời gian lắng nghe những mối lo âu của chúng về Thiên Chúa và cuộc sống. Hãy khuyến khích ông bà góp phần giáo dục đức tin cho chúng.
Ông bà có kinh nghiệm về đức tin. Người già có thể góp những câu chuyện và kinh nghiệm mà họ coi đó là xây dựng sự khôn ngoan của “quyền công dân Nước Trời”. Khi cha mẹ thường bị căng thẳng vì công việc và trách nhiệm, ông bà có thể đảm nhiệm công việc giáo dục đức tin cho lớp trẻ.
7. NUÔI DƯỠNG SỰ HIỂU BIẾT ĐỐI VỚI NHỮNG GÌ CÓ Ý NGHĨA VỀ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO Ở NGƯỜI TRẺ, NHẤT LÀ CÁC THIẾU NIÊN
Viện Nghiên cứu Quốc gia về Tuổi trẻ và Tôn giáo cho biết rằng tôn giáo và Thiên Chúa thực sự quan trọng trong đời sống người trẻ, nhưng vấn đề chính là “chủ nghĩa cái gì” (whatever-ism) khi tôn giáo và giáo hội bỏ chúng lạnh lẽo.
Khoảng 20 năm trước, tôi có thể nhớ ngày Chúa Nhật Phục Sinh ở Rôma. Tôi đi cùng một nhóm thiếu niên dự lễ Phục sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô. Từ phía sau, tôi nghe một đứa nói nhỏ: “Sơ ơi!”. Stephen lặp lại và lách qua đám đông để đến gần tôi. “Gì vậy?”, tôi hỏi. “Thánh lễ”, nó nói. “Cũng giống nhau!”. Nó so sánh với nơi khác, thánh lễ là thánh lễ, và giáo hội là giáo hội.
Tôi cũng có kinh nghiệm tham dự thánh lễ dành cho thiếu niên ở Arizona, ở đây chúng toàn mặc áo thun có hàng chữ “Hãy Hãnh Diện Là Người Công Giáo” phía trước ngực. Tôi không hoàn toàn thú vị với cách diễn tả mang tính bài ngoại (xenophobia) như vậy, nhưng tôi phải công nhận rằng điều này thích hợp hơn để tụ họp màu sắc thành hàng dài. Điều đó theo tôi về đến tận nhà mà nghĩ rằng có sự tìm kiếm vĩnh cửu này của tuổi trẻ đối với mối quan hệ, sự sở hữu.
8. ĐỪNG SỢ NẾU CON CÁI TUỔI THIẾU NIÊN KHÔNG QUAN TÂM TÔN GIÁO
Chúng ta cần giúp con cháu thấm nhuần và sống đức tin sống động bằng cách thể hiện và bằng gương sáng mà giáo hội là ngôi nhà luôn chào đón chúng, nơi chúng có thể bày tỏ mối nghi ngờ và lo sợ, nơi có sứ điệp của Chúa Giêsu, và là nơi mai này chúng có thể đưa con cái của chúng đến. Nếu chúng không nối kết với giáo hội khi chúng còn nhỏ, chúng không bao giờ biết cách gần gũi Thiên Chúa trong tâm hồn. Chúng ta chỉ có thể để cửa mở rộng, tiếp tục cầu nguyện và phó thác chúng cho Thiên Chúa.
CAROL CIMINO (SSJ, Tiến sĩ Giáo dục) [*]
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ http://www.catholicdigest.com/family/201006-078-keys-to-keeping-kids-catholic/)
[*] Nữ tu Carol Cimino thuộc dòng Nữ tử Thánh Giuse thành Rochester, New York. Chị là một giáo viên và là người quản lý về giáo dục Công giáo và là người đồng điều hành Viện Lãnh đạo trường Công giáo tại ĐH Manhattan. Chị là tác giả cuốnCome Gather Round: Time-Tested Lessons From a Lifelong Catechist.
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, Legio Mariæ sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng legiomariævn.com của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Đạo Binh Đức Mẹ, website: legiomariævn.com”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Đạo Binh Đức Mẹ.