BÍ QUYẾT ĐÈ BẸP KIÊU NGẠO

23-06-2022 344 lượt xem

Kiêu ngạo có 4 loại: Khoác Lác, Phô Trương, Giả Hình và Tham Vọng. Khi chúng ta thấy chúng xuất hiện ở người khác, chúng ta thấy chúng không hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, chúng ta lại cứ kiên trì áp dụng chúng cho chính mình. Đó là nghịch lý lớn của tính kiêu ngạo. Những gì chúng ta thấy phản cảm ở người khác, chúng ta lại chọn cho mình.

Làm sao chúng ta có thể thoát khỏi sự ngu ngốc và không thích hợp này? May mắn thay, có những cách thực tế mà chúng ta có thể gạt từng loại trong 4 loại kiêu ngạo sang một bên.

KHOE KHOANG

Sức cám dỗ khoe khoang rất mạnh. Có thể “thành tích” của chúng ta chưa là gì, may ra hơn người khác chút xíu thôi, nhưng “cái tôi” vùng lên dữ dội, khoe khoang điều này, khoác lác chuyện nọ, “nổ” banh trời luôn. Liều thuốc giải độc cụ thể cho tính tự khen mình là khen người khác. Bất kể chúng ta làm tốt điều gì thì vẫn có vô số người khác làm hay hơn, giỏi hơn. Khen người khác là điều hợp lý hơn là ghen tị với họ. Tính đố kỵ khiến chúng ta không vui và chẳng đưa chúng ta tới đâu.

Chúng ta nên vui mừng trước thành tích của người khác và biết ơn họ đã có thể chia sẻ tài năng của họ. Nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng Arthur Rubinstein từng nói rằng ông rất biết ơn các nhạc phẩm của Chopin, Mozart, Beethoven, Brahms và các nhà soạn nhạc vĩ đại khác, đến nỗi ông sẵn sàng chết vì họ. Khi khen người khác, thay vì khen mình, chúng ta vượt qua được sự ham muốn khoe khoang. Điều này mang lại cho chúng ta sự tự do tuyệt vời, thoát khỏi nhiệm vụ vô ích là cố thuyết phục người khác rằng chúng ta tốt hơn thế nữa.

PHÔ TRƯƠNG

Sự phô trương là nhận mình như con công, nói đơn giản là khoe mẽ, hợm mình. Sự khoe khoang bao gồm lời nói và thái độ, liên quan những gì mình có – tinh thần và vật chất. Người hám lợi cố gắng gây ấn tượng với người khác bằng trang phục, sự giàu có, địa vị và thậm chí cả xe cộ. Sự cạnh tranh để vượt hơn người khác có thể khiến bạn khó chịu nhất.

Liberace từng nói câu khẩu hiệu yêu thích của ông ấy: “Sự khác biệt giữa đàn ông và con trai là giá tiền đồ chơi của họ.” Mối bận tâm về tài sản có thể cản trở quá trình trưởng thành. Việc “giữ vững phong độ” có thể là một trò chơi thua cuộc. Nếu chúng ta phát triển nội tâm, sự ham muốn phô trương những gì mình có sẽ bắt đầu biến mất. Chúng ta phong phú hơn và thú vị hơn rất nhiều với tư cách là con người hơn là đối thủ cạnh tranh trong cuộc đua.

GIẢ HÌNH

Tất cả chúng ta đều cố gắng thuyết phục người khác rằng chúng ta giỏi hơn những gì chúng ta biết. Chúng ta được thúc giục như câu này: “Hãy đặt chân tốt nhất của chúng ta về phía trước.” Nhưng không dễ thực hành những điều chúng ta rao giảng.

Cách chữa trị thói đạo đức giả là thành thật với chính mình và thừa nhận rằng chúng ta không nên “ra vẻ” làm sai lệch cách chúng ta sống. Đúng hơn là chúng ta nên sống theo cách mà chúng ta có thể sao lưu lời nói của chúng ta nói bằng cách áp dụng nó vào thực tế. Do đó, sự chính trực là câu trả lời cho thói đạo đức giả. Mọi người ngưỡng mộ sự chính trực và ghê tởm thói đạo đức giả. Nhưng sự chính trực của chúng ta vừa khó đạt vừa bấp bênh khi đạt được. Người chính trực nhận ra mình phải khiêm tốn nếu muốn giữ được sự chính trực của mình.

THAM VỌNG

Tham vọng khác với định mệnh. Tham vọng của chúng ta có thể đi ngược lại vận mệnh Thiên Chúa đã giao cho chúng ta. Chúng ta không thể biết tương lai. Vì vậy, tham vọng của chúng ta thường dựa trên sự ngu dốt. Ngoài ra, chúng được pha trộn chỉ với bản thân trong tâm trí, không phải là kế hoạch Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Trong Henry VIII của văn hào Shakespeare, Hồng y Wolsey đầy tham vọng nhưng đã nhận ra sự phù phiếm của tham vọng. Trong tâm trạng tuyệt vọng, ông đã nói: “Nếu tôi phục vụ Thiên Chúa với một nửa lòng nhiệt thành mà tôi phục vụ nhà vua, thì ở tuổi tôi ông ấy đã không để tôi trần truồng cho kẻ thù của tôi.” Tội lỗi khiến ông nhận thức được ý nghĩa căn bản. Ông quay sang Cromwell và nói: “Tôi buộc tội ông, hãy bỏ tham vọng: Tội lỗi đó đã khiến các thiên thần sa ngã.” Khi chúng ta trung tín với Thiên Chúa, số phận chúng ta rơi vào đúng vị trí và hiển nhiên. Tham vọng của chúng ta chỉ tạm thời. Thiên Chúa đã tiền định số phận của chúng ta.

Tóm lại, chúng ta có thể gạt sự kiêu hãnh sang một bên bằng 4 cách này:

     1) Khen người khác hơn là tự khen mình.

     2) Chú ý sự phát triển tâm linh hơn là sự tích lũy tài sản.

     3) Bảo đảm rằng chúng ta làm những gì chúng ta nói.

     4) Để cho Chúa làm cho số phận của chúng ta được thể hiện.

Đó là 4 cách thiết thực để chúng ta có thể xua đuổi tính kiêu ngạo và để cho tính khiêm tốn lên ngôi. Sự khiêm tốn là con người chúng ta. Tự phụ là cố gắng duy trì sự tồn tại hư cấu.

Tiến sĩ DONALD DEMARCO - https://catholicexchange.com

TRẦM THIÊN THU chuyển ngữ

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN CÔNG GIÁO

Thánh Têrêsa Lisieux viết: “Cầu nguyện là sự trào dâng của trái tim. Đó là tầm nhìn đơn giản hướng về Thiên Đàng, là tiếng kêu của sự nhận biết và tình yêu, đón nhận cả thử thách và niềm vui.” (Manuscrits autobiographiques, C 25r)

Thánh Gioan Damas viết: “Cầu nguyện là nâng cao tâm trí lên Thiên Chúa hoặc cầu xin những điều tốt lành từ Thiên Chúa.” (Defide orth. 3,24: PG 94, 1089C)

Thánh Augustinô viết: “Cầu nguyện là cuộc gặp cơn khát của Thiên Chúa với chúng ta. Thiên Chúa khao khát chúng ta có thể khao khát Ngài.” (Deversis quaestionibus octoginta tribus 64,4: PL 40, 56)

I. CẦU NGUYỆN CÓ RẤT NHIỀU ĐIỀU

Ngoài Bí tích Thánh Thể, không có phương diện nào được xem xét nhiều hơn là đức tin của chúng ta ngoài việc cầu nguyện. Các thánh và các nhà thần bí đã đề xuất vô số phương pháp, phụng vụ, cách nói, tư thế và bài hát để giúp chúng ta nghiên cứu sâu hơn về việc cầu nguyện. Có đủ tài liệu dành cho việc học cách cầu nguyện có thể chất đầy một thư viện cỡ nhà thờ lớn gấp mười hai lần.

Bạn đang ở đâu trong đời sống cầu nguyện phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Trạng thái tâm hồn, niềm khao khát thánh thiện, xu hướng phân tâm, cảm xúc, trí tuệ, ý chí, thời gian, v.v...

Nhưng trong một kế hoạch vĩ đại về sự vật, lời cầu nguyện không phải là một tập hợp các chỉ số hay lời tụng niệm được nói ra – đó là lời kêu gọi. Thư Phaolô gửi người Rôma cho chúng ta biết: “Chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả.” (Rm 8:26)

Những “tiếng rên siết khôn tả” thúc giục tâm hồn chúng ta mỗi giây phút trong đời sống. do đó đòi hỏi phải có phản ứng từ phía chúng ta.

II. CÁCH PHẢN ỨNG ĐƯỢC COI LÀ LỜI CẦU NGUYỆN

Giáo hội Công giáo dạy rằng có những bước nhất định mà chúng ta được Chúa Thánh Thần kêu gọi đi vào đời sống cầu nguyện sâu sắc hơn và có ý nghĩa hơn. Đó là:

1. Cầu Nguyện Thanh Âm

Khi còn trẻ, chúng ta được dạy cầu nguyện bằng cách nói với Chúa bằng miệng. Chúng ta ghi nhớ những lời cầu nguyện, thuộc lòng và trò chuyện với Chúa khi trò chuyện im lặng hoặc nghe được. Chúng ta cũng có thể hát, đọc kinh Mân Côi hoặc đọc các Giờ Kinh Phụng Vụ theo phương pháp cầu nguyện này. Thật vậy, lời cầu nguyện lớn nhất trong số tất cả các lời cầu nguyện là Thánh Lễ, được cử hành với lời nói và phù hợp với lĩnh vực này.

Cầu Nguyện Thanh Âm là nơi chúng ta bắt đầu đời sống cầu nguyện.

2. Cầu Nguyện Suy Niệm

Cầu nguyện suy niệm đưa lời cầu nguyện bằng giọng nói lên một bước cao hơn và kết hợp lời nói với sự tưởng tượng của lời cầu nguyện. Khi chúng ta đọc Kinh Thánh và đặt mình vào những khung cảnh như thể chúng ta đang có một ví dụ về việc cầu nguyện suy niệm. Lectio Divina là đọc vài câu Kinh Thánh và suy niệm trong thinh lặng, đó là cầu nguyện suy niệm. Trong phương pháp này, Chúa Thánh Thần không chỉ thúc giục chúng ta đáp lại, mà còn mời gọi chúng ta tham dự vào đời sống đức tin. Nhờ Chúa Giêsu Kitô, qua Ngài mà mọi lời cầu nguyện được dâng, chúng ta học cách noi gương Ngài.

Cầu nguyện suy niệm là bước thứ hai để đạt tới đời sống cầu nguyện sâu sắc hơn.

3. Cầu Nguyện Chiêm Niệm

Cầu nguyện chiêm niệm lấy các nguyên tắc cơ bản của lời cầu nguyện bằng giọng nói, kiến thức thu được từ việc cầu nguyện suy niệm và kết hợp với sự hiểu biết siêu hình về quyền năng, kiến thức, sức mạnh và tình yêu bao trùm của Thiên Chúa. Nhờ ơn khôn ngoan, người chiêm niệm có thể nhìn ra thế giới và nhìn thấy không chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên được tạo ra, mà còn cả bầu trời trong đó. Nhờ chiêm niệm, toàn thế giới được Chúa Thánh Thần soi sáng. Người ta nhìn mọi thứ như Chúa nhìn thấy, và đáp lại như Chúa đáp lại – với sự tuôn trào thiêng liêng của tình yêu.

4. Cầu Nguyện Tích Cực

Cầu nguyện tích cực lấy những gì học được từ việc cầu nguyện thanh âm, cầu nguyện suy niệm, cầu nguyện chiêm niệm và áp dụng nó vào thế giới qua việc bác ái. Tình yêu thương trở thành biểu hiện trong hành động của chúng ta dù chúng nhỏ như nụ cười hoặc lớn như việc vĩnh thệ trong đời sống tu trì. Trao tặng thời gian, tài năng và kho tàng của mình là cách chúng ta cho thế giới thấy rằng chúng ta là người Công giáo. Đó là thứ mang lại đời sống đức tin cho chúng ta. Thật vậy, Thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2:17)

Vậy thì cầu nguyện còn hơn cách tổng hợp các phương pháp và đặc điểm của chúng ta.

Đó là một loạt các cuộc đối thoại mà chúng ta có với người khác, với chính mình và với Thiên Chúa.

Đó là ước muốn hành động, cũng như các hành động (hoặc không hành động) tiếp theo.

Đó là sự tương tác của chúng ta với thiên nhiên.

Đó là tư tưởng đơn giản hoặc phức tạp.

Đó là sự hiểu biết về kiến thức đã học và sự khôn ngoan để biết phải làm gì với trí thông minh.

Đó là việc cầu xin và nhận lãnh ân sủng.

Đó là sức mạnh và khả năng tiếp tục khi cuộc sống khó khăn.

Đó là sự phấn chấn của niềm hân hoan khi nghe tin vui.

Tóm lại, cầu nguyện không chỉ là một điều. Cầu nguyện là tất cả.

T.J. BURDICK - https://catholicexchange.com

TRẦM THIÊN THU chuyển ngữ

Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, Legio Mariæ sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng legiomariævn.com của mình.

Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Đạo Binh Đức Mẹ, website: legiomariævn.com”.

Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Đạo Binh Đức Mẹ.