TÌM HIỂU NĂM PHỤNG VỤ
NĂM PHỤNG VỤ
Hỏi: Năm Phụng Vụ được tính bắt đầu từ ngày nào? Có phải là ngày 1 tháng 1 dương lịch?
Một năm Phụng Vụ (Lịch Ki-tô giáo) là một chu kỳ gồm các mùa phụng vụ với các nghi thức và lễ hội đặc trưng của Ki-tô giáo, mọi tổ chức đều bám sát với diễn tiến nội dung ở trong Thánh Kinh.
Giữa Ki-tô giáo Tây phương và Chính thống giáo Đông phương có sự khác biệt, nhưng diễn tiến và tính nhất quán là như nhau.
- Lịch theo Thánh Kinh Do Thái: lịch này dựa vào chu kỳ trăng non và quy luật này được tìm thấy trong các đoạn Thánh Kinh:
+ "Thiên Chúa phán: Phải có những vầng sáng trên vòm trời để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm" (St 1,14).
+ "Tháng này, các ngươi phải kể là tháng đứng đầu các tháng, tháng thứ nhất trong năm" (Xh 12, 2).
+ "Ngày anh em ra đi là một ngày trong tháng A-víp" (Xh 13,4).
- Lịch phụng vụ Ki-tô giáo Tây phương: hầu hết dựa vào lịch phụng vụ của Hội Thánh Rô-ma, bao gồm giáo hội Công giáo, giáo hội Luther, Anh giáo và Tin lành.
Mùa Vọng
Mùa Giáng Sinh
Mùa Thường Niên I
Mùa Chay
Mùa Phục Sinh
Mùa Thường Niên II
Vậy, một năm Phụng vụ bắt đầu từ Chúa Nhật I của Mùa Vọng và kết thúc vào Chúa Nhật XXXIII (hoặc XXXIV) – Lễ Chúa Ki-tô Vua - của Mùa Thường Niên II.
MÙA VỌNG LÀ GÌ?
Vọng ở đây không phải là tiếng vọng, cũng không phải là sự trở lại, quay lại.
Trong tiếng Latinh, "vọng" là “adventus” - nghĩa là "đến".
Chúa đã đến lần thứ nhất trong thân xác loài người.
Chúa sẽ đến lần thứ hai trong thân xác Phục Sinh.
Mùa Vọng là mùa trông chờ Chúa đến lần thứ hai, chờ ngày Chúa quang lâm.
BỐN CÂY NẾN TRONG MÙA VỌNG
Giáo hội Công Giáo đang bắt đầu vào mùa Phụng vụ mới với tên gọi Mùa Vọng. Trong thời gian này, Hội thánh Công Giáo kêu mời mọi thành phần tín hữu dành thời giờ để dọn tâm hồn đón mừng đại lễ Chúa Giáng Sinh xuống thế làm người.
Ngoài những nét đặc trưng riêng biệt thì điểm nổi bật trên bàn thờ Công Giáo trong Mùa Vọng là 4 cây nến tượng trưng cho 4 tuần trước đại lễ Chúa Giáng Sinh: ánh sáng 4 cây nến tỏa ra 4 phương trời đất trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Nến tượng trưng cho ánh sáng Chúa Ki-tô. Bốn cây nến mùa Vọng loan báo sứ mạng của Chúa Giê-su xuống trần gian làm người với chúng ta. Bốn cây nến mang bốn sứ điệp đến cho con người: Hy vọng – Tin tưởng – Niềm vui – Tình yêu.
Hỏi: Tại sao lại có năm A, năm B, năm C? Năm chẵn và năm lẻ khác nhau ở chỗ nào?
Trong năm phụng vụ, các đoạn Kinh Thánh được chọn lọc và phân chia để đọc theo ngày (đặc biệt là ngày Chúa Nhật) gọi là Quy điển Thánh Kinh.
1. Năm Phụng Vụ A, B, C:
Năm Phụng Vụ A, B, C được lặp đi lặp lại 3 năm một lần, mỗi năm như vậy sẽ quy định các bài đọc khác nhau.
- Nếu số năm của năm đó chia hết cho 3, thì đó là năm C: các Thánh Lễ Chúa Nhật sẽ đọc Tin Mừng theo Thánh Lu-ca.
- Nếu số năm của năm đó chia 3 - dư 1, thì đó là năm A: các Thánh Lễ Chúa Nhật sẽ đọc Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu.
- Nếu số năm của năm đó chia 3 - dư 2, thì là năm B: các Thánh Lễ Chúa Nhật sẽ đọc Tin Mừng theo Thánh Mác-cô, và một phần Tin Mừng theo Thánh Gio-an (do Phúc Âm Mác-cô hơi ngắn).
2. Năm chẵn và năm lẻ:
Việc phân chia năm chẵn và năm lẻ để quy định các bài đọc của thánh lễ ngày thường:
- Chữ số tận cùng của năm đó là số chẵn: tương ứng với các bài đọc 1 trong thánh lễ ngày thường là các bài đọc của năm chẵn.
- Chữ số tận cùng của năm đó là số lẻ: tương ứng với các bài đọc 1 trong thánh lễ ngày thường là các bài đọc của năm lẻ.
Ví dụ:
Năm 2025 chia hết cho 3 nên Phụng vụ Chúa Nhật sẽ là năm C (Mùa Vọng năm C, Mùa Thường Niên năm C, Mùa Chay năm C), đọc Tin Mừng thánh Mác-cô hoặc Gio-an.
Năm 2025 là năm lẻ nên các bài đọc trong thánh lễ ngày thường sẽ là bài đọc 1 năm lẻ.
Tìm hiểu Công giáo
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, Legio Mariæ sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng legiomariævn.com của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Đạo Binh Đức Mẹ, website: legiomariævn.com”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Đạo Binh Đức Mẹ.